Artwork

Το περιεχόμενο παρέχεται από το France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Όλο το περιεχόμενο podcast, συμπεριλαμβανομένων των επεισοδίων, των γραφικών και των περιγραφών podcast, μεταφορτώνεται και παρέχεται απευθείας από τον France Médias Monde and RFI Tiếng Việt ή τον συνεργάτη της πλατφόρμας podcast. Εάν πιστεύετε ότι κάποιος χρησιμοποιεί το έργο σας που προστατεύεται από πνευματικά δικαιώματα χωρίς την άδειά σας, μπορείτε να ακολουθήσετε τη διαδικασία που περιγράφεται εδώ https://el.player.fm/legal.
Player FM - Εφαρμογή podcast
Πηγαίνετε εκτός σύνδεσης με την εφαρμογή Player FM !

Kinh nghiệm của Pháp trong bảo tồn công trình kiến trúc Đông Dương ở Hà Nội

9:31
 
Μοίρασέ το
 

Manage episode 435818877 series 1455069
Το περιεχόμενο παρέχεται από το France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Όλο το περιεχόμενο podcast, συμπεριλαμβανομένων των επεισοδίων, των γραφικών και των περιγραφών podcast, μεταφορτώνεται και παρέχεται απευθείας από τον France Médias Monde and RFI Tiếng Việt ή τον συνεργάτη της πλατφόρμας podcast. Εάν πιστεύετε ότι κάποιος χρησιμοποιεί το έργο σας που προστατεύεται από πνευματικά δικαιώματα χωρίς την άδειά σας, μπορείτε να ακολουθήσετε τη διαδικασία που περιγράφεται εδώ https://el.player.fm/legal.

Khoảng 92 biệt thự Pháp cổ trên địa bàn Hà Nội sẽ được chỉnh trang, bảo tồn sau khi năm 2022, UBND thành phố ban hành quyết định về danh mục nhà biệt thự cũ được xây từ trước năm 1954. Biệt thự hai mặt tiền 49 Trần Hưng Đạo (46 Hàng Bài), được hoàn thiện đầu năm 2024, là dự án bảo tồn biệt thự mẫu để áp dụng với các biệt thự còn lại.

Đây là một dự án hợp tác giữa Cơ quan Hợp tác Quốc tế vùng Ile-de-France (Pháp) - PRX - tư vấn chuyên môn và thành phố Hà Nội - chịu trách nhiệm về kinh phí.

Dự án 49 Trần Hưng Đạo được nghiên cứu từ năm 2016 trong khuôn khổ hợp tác giữa thành phố Hà Nội và vùng Ile-de-France, quận Hoàn Kiếm và Cơ quan PRX-Việt Nam và do kiến trúc sư kiêm chuyên gia di sản Nicolas Viste phụ trách chính. Nhưng thực ra, chương trình hợp tác bảo tồn di sản đã có từ lâu, theo giải thích với RFI Tiếng Việt của ông Emmanuel Cerise, giám đốc PRX-Việt Nam :

“Chương trình hợp tác của chúng tôi với thành phố Hà Nội đã có từ lâu. Trong những năm 2007-2008, chúng tôi đã làm việc với Sở Kiến trúc và Đô thị của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, trước tiên là để thống kê di sản có từ thời Pháp, tiếp theo là đề xuất về quy hoạch tổng thế đối với toàn bộ lĩnh vực này. Đến những năm 2010 thì đưa ra một đề xuất quy định nhằm đề cao và bảo tồn di sản này. Nhìn chung, đó là cả một quá trình khá dài.

Chỉ từ năm 2015, UBND thành phố Hà Nội sử dụng nghiên cứu của chúng tôi, cũng như những nghiên cứu khác, để ban hành quy chế bảo tồn và phát huy di sản ở “khu đô thị Pháp cũ”, tên được đặt cho khu phố trước năm 1954. Quá trình từ nghiên cứu đến quy chế mất gần 10 năm. Sau khi hoàn thành thống kê ban đầu, thành phố đã xác định được một số địa điểm, có thể là di tích, tòa nhà thí điểm để trùng tu. Ngôi nhà 49 Trần Hưng Đạo đã được UBND thành phố Hà Nội xác định tiềm năng làm dự án thí điểm”.

Kết hợp kinh nghiệm Pháp và tiềm lực địa phương

Khi khai trương vào tháng 01/2024, biệt thự 49 Trần Hưng Đạo khiến khách mời sững sỡ trước sự lột xác từ đống đổ nát trước đó. Công ty PRX-Việt Nam mang kiến thức, nghiên cứu lịch sử để phục dựng công trình theo nguyên mẫu với không ít khó khăn nảy sinh và cần khắc phục trong quá trình thực hiện dự án.

“Đúng là chúng tôi gặp không ít vấn đề. Ở Pháp có nhiều kinh nghiệm về kiểu trùng tu này hơn là ở Việt Nam. Ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung, có rất nhiều nhà chuyên nghiệp, giầu kinh nghiệm, về việc trùng tu những ngôi chùa bằng gỗ hoặc những bức tượng sơn mài trong chùa. Chúng tôi không hướng dẫn được gì cho họ về việc trùng tu kiến trúc truyền thống, tuy nhiên họ lại thiếu kinh nghiệm, thiếu công cụ để tiến hành trùng tu kiểu kiến trúc thời Pháp. Đây là chuyện bình thường bởi vì, dù hiện giờ di sản kiến trúc Pháp được Việt Nam chấp nhận và công nhận hoàn toàn nhưng trong quá khứ, đó vẫn là một nền văn hóa bị áp đặt nên không tiếp nhận được hết kiến thức”.

Phần thi công kỹ thuật, nguyên vật liệu được thành phố Hà Nội huy động nguồn lực địa phương. Công ty tư vấn điều chỉnh một số chi tiết kỹ thuật để thích nghi. Ông Emmanuel Cerise nêu ví dụ về ngói lợp mái, được nhập từ miền nam Pháp vào thời kỳ đầu thuộc địa. Nhưng sau đó, cả một ngành công nghiệp đất nung (gạch, ngói, gạch lát) được phát triển ở Việt Nam. Ngoài ra còn phải kể đến hạn chế về phương pháp thực hiện, chủ yếu liên quan đến chi phí hoặc năng lực.

“Việc phân tích thành phần hóa học của lớp vữa trát tường chẳng hạn, họ không nhập các vật liệu cũ từ Pháp. Có thể coi đây là một hạn chế. Ban đầu, tôi thấy hơi tiếc. Nhưng việc này lại có mặt tốt, đó là những kỹ thuật, kinh nghiệm được thực hiện trong ngôi nhà này có thể được áp dụng trong một ngôi nhà khác, đúng như ý chúng tôi muốn, đó là biến việc trùng tu biệt thự này thành một kiểu dự án thí điểm. Có nghĩa là nếu các đối tác Việt Nam muốn áp dụng kinh nghiệm sang những ngôi nhà khác, chúng tôi biết rằng họ sẽ không cần chúng tôi nữa, hoặc có thể là một chút về mặt tư vấn. Còn việc trùng tu hoàn toàn có thể được tiến hành với chi phí hợp lý, cùng với kỹ thuật và kinh nghiệm của Việt Nam”.

Tái hiện tổng thể kiến trúc Hà Nội trước năm 1954

Sự kết hợp hài hòa này tạo tiền đề, cũng như giúp Hà Nội có thể tự chủ trong những dự án tiếp theo. Danh mục chỉnh trang, bảo tồn hiện có 92 biệt thự cũ xây trước năm 1954 tại Hà Nội, gồm 30 biệt thự cũ do thành phố quản lý, 50 biệt thự cũ do Trung ương quản lý và 12 công trình kiến trúc có giá trị. Theo trang Kinh tế Đô thị ngày 07/05/2023, thành phố ưu tiên kiểm định, đánh giá chất lượng chi tiết để có phương án cải tạo, chỉnh trang 24 biệt thự cổ và 8 công trình kiến trúc đặc biệt, gồm Báo Hà Nội mới, Tháp nước Hàng Đậu, Trụ sở Công an Thành phố, Cột cờ Hà Nội, trường PTTH Phan Đình Phùng, trường THPT Chu Văn An, trường THPT Trần Phú, trường THPT Việt - Đức.

Theo ông Emmanuel Cerise, công ty PRX-Việt Nam “không hẳn là bên thúc đẩy thành phố đưa ra quyết định này” nhưng năm 2010, họ đã “trao cho thành phố Hà Nội bản thống kê di sản, một dự thảo quy định để nâng cao giá trị di sản”. Vào thời điểm đó, bản quy hoạch tổng thể “có hơn 1.400 biệt thự trong thành phố (…) nhưng tiếc là từ đó đến nay, một số biệt thự đã bị phá”. Những công trình được xây theo kiến trúc thuộc địa nằm trong quy hoạch tổng thế tái hiện cuộc sống của người Hà Nội trước năm 1954.

“Chúng ta thấy ở số 87 Mã Mây có một ngôi nhà truyền thống của thương nhân Việt Nam được trùng tu và bày hiện vật như một ngôi nhà cổ. Biệt thự nằm ở số 49 Trần Hưng Đạo nằm trong quy hoạch này để cho thấy cùng thời điểm đó, một gia đình Pháp sống như thế nào. Chúng tôi phối hợp với phía Việt Nam để cho thấy văn hóa Pháp đã được hòa quện vào văn hóa Hà Nội trong mọi mặt đời sống ra làm sao.Nhưng vấn đề này hơi phức tạp một chút vì chúng ta biết rằng ảnh hưởng đó diễn ra vào thời điểm hoàn toàn bất cân xứng : Sức mạnh thực dân Pháp thống trị đời sống thường ngày của người dân Việt Nam, thường bị bắt làm nô lệ. Ảnh hưởng đó không diễn ra trong hòa bình mà trong bối cảnh rất đặc biệt.

Phía đối tác Việt Nam của chúng tôi hiểu rất rõ, nhưng đồng thời họ cũng coi giai đoạn đó là chuyện quá khứ, và hiện giờ không nhất thiết phải chỉ trích. Người dân Việt Nam đã đánh bại sự thống trị của Pháp khi giành chiến thắng Điện Biên Phủ, buộc thực dân ra đi. Lần đầu tiên trong lịch sử quá trình thuộc địa châu Âu lại xảy ra sự kiện như vậy. Còn Việt Nam rất tự hào về chiến thắng đó và có cái nhìn không đến mức quá bi quan về thời kỳ thuộc địa bởi vì thời kỳ đó đã giúp họ thành lập một nước Việt Nam độc lập, hùng cường.

Họ cũng hiểu là có một số mặt văn hóa đã ảnh hưởng đến đời sống người Việt. Điểm này được thể hiện qua biệt thự 49 Trần Hưng Đạo về mặt kiến trúc. Có thể thấy rõ là kiến trúc Pháp đã đồng hóa hoàn toàn vào lịch sử của Hà Nội. Người Việt coi đó như một niềm tự hào vì có một nhà hát lớn, một tòa án rất đẹp, rất nhiều ngôi nhà xinh… Chúng tôi cố gắng cho thấy rằng biệt thự 49 Trần Hương Đạo không sao chép y hệt một ngôi nhà ở Pháp. Đó là một ngôi nhà Pháp được xây ở Việt Nam nên mang đặc trưng Hà Nội. Bản thân ngôi nhà đã có sự giao thoa văn hóa”.

Chính sự giao thoa văn hóa này đã góp phần tạo nên những con phố có lối kiến trúc đẹp, rợp hàng cây trên vỉa hè với những biệt thự được kết hợp giữa kiến trúc tân cổ điển Pháp, tân cổ điển châu Âu với kiến trúc của Việt Nam như mái che, mái trạm trổ, hàng hiên rộng. Sự giao thoa này còn được thể hiện trong mọi mặt đời sống, cách ăn mặc, ngôn ngữ, thậm chí là cả lĩnh vực y tế hoặc giao thông với sự xuất hiện của đường bộ, đường sắt, du nhập ô tô...

Mang tính năng mới cho những công trình cổ

Trùng tu những căn biệt thự cổ là nhằm bảo tồn sự đa dạng văn hóa này. Nhưng có một câu hỏi khiến giám đốc PRX-Việt Nam trăn trở : Trùng tu hàng trăm biệt thự như vậy để làm gì ? Biệt thự ở 49 Trần Hưng Đạo được chuyển thành trung tâm văn hóa nhưng không thể lặp lại cả trăm lần. Ông Emmanuel Cerise cho biết PRX-Việt Nam sẵn sàng làm việc với thành phố Hà Nội để tìm ra tính năng mới cho những ngôi nhà đó.

“Hiện giờ, có rất ít mô hình kinh tế để cải tạo các ngôi nhà. Một số nhà cổ đã được cải tạo để thành nhà hàng. Nhưng tôi thấy tiếc là chưa có một ngôi nhà nào được trùng tu để thành khách sạn chẳng hạn, trong khi Đà Lạt đã làm, hoặc bên cạnh một ngôi nhà được trùng tu xây thêm một ngôi nhà mới để làm khách sạn trong khi hiện giờ Hà Nội chỉ có khách sạn Métropole là khách sạn lịch sử. Còn những ngôi nhà được trùng tu và tiếp tục làm nhà ở, thì đã có nhiều căn như vậy, ví dụ ở phố Ngô Quyền có nhiều tư dinh được bảo quản, thậm chí là trùng tu. Ngoài hỗ trợ tư vấn về kỹ thuật, cũng cần có một chút hỗ trợ về mặt ý tưởng : Tại sao lại trùng tu và trùng tu để làm gì ?”

Đến Hà Nội trong thời gian này, du khách không khỏi bất ngờ, thú vị trước nhiều công trình được tu sửa thể hiện “quyết tâm gìn giữ hồn cốt di sản”, như tháp nước Hàng Đậu, nhà máy xe lửa Gia Lâm hay chiếc cổng tam quan cổ kính phía trước Nhà hát Hồ Gươm, được trùng tu theo đúng nguyên bản 78 năm trước và trên cổng vẫn giữ hàng chữ tiếng Pháp “Garde indigène” của trại lính khố xanh thời Pháp thuộc. Tất cả trở thành những điểm đến mới của du lịch Hà Nội. Những công trình này nằm trong xu hướng “công nghiệp văn hóa” mà Hà Nội đang bắt đầu nhân rộng.

  continue reading

23 επεισόδια

Artwork
iconΜοίρασέ το
 
Manage episode 435818877 series 1455069
Το περιεχόμενο παρέχεται από το France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Όλο το περιεχόμενο podcast, συμπεριλαμβανομένων των επεισοδίων, των γραφικών και των περιγραφών podcast, μεταφορτώνεται και παρέχεται απευθείας από τον France Médias Monde and RFI Tiếng Việt ή τον συνεργάτη της πλατφόρμας podcast. Εάν πιστεύετε ότι κάποιος χρησιμοποιεί το έργο σας που προστατεύεται από πνευματικά δικαιώματα χωρίς την άδειά σας, μπορείτε να ακολουθήσετε τη διαδικασία που περιγράφεται εδώ https://el.player.fm/legal.

Khoảng 92 biệt thự Pháp cổ trên địa bàn Hà Nội sẽ được chỉnh trang, bảo tồn sau khi năm 2022, UBND thành phố ban hành quyết định về danh mục nhà biệt thự cũ được xây từ trước năm 1954. Biệt thự hai mặt tiền 49 Trần Hưng Đạo (46 Hàng Bài), được hoàn thiện đầu năm 2024, là dự án bảo tồn biệt thự mẫu để áp dụng với các biệt thự còn lại.

Đây là một dự án hợp tác giữa Cơ quan Hợp tác Quốc tế vùng Ile-de-France (Pháp) - PRX - tư vấn chuyên môn và thành phố Hà Nội - chịu trách nhiệm về kinh phí.

Dự án 49 Trần Hưng Đạo được nghiên cứu từ năm 2016 trong khuôn khổ hợp tác giữa thành phố Hà Nội và vùng Ile-de-France, quận Hoàn Kiếm và Cơ quan PRX-Việt Nam và do kiến trúc sư kiêm chuyên gia di sản Nicolas Viste phụ trách chính. Nhưng thực ra, chương trình hợp tác bảo tồn di sản đã có từ lâu, theo giải thích với RFI Tiếng Việt của ông Emmanuel Cerise, giám đốc PRX-Việt Nam :

“Chương trình hợp tác của chúng tôi với thành phố Hà Nội đã có từ lâu. Trong những năm 2007-2008, chúng tôi đã làm việc với Sở Kiến trúc và Đô thị của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, trước tiên là để thống kê di sản có từ thời Pháp, tiếp theo là đề xuất về quy hoạch tổng thế đối với toàn bộ lĩnh vực này. Đến những năm 2010 thì đưa ra một đề xuất quy định nhằm đề cao và bảo tồn di sản này. Nhìn chung, đó là cả một quá trình khá dài.

Chỉ từ năm 2015, UBND thành phố Hà Nội sử dụng nghiên cứu của chúng tôi, cũng như những nghiên cứu khác, để ban hành quy chế bảo tồn và phát huy di sản ở “khu đô thị Pháp cũ”, tên được đặt cho khu phố trước năm 1954. Quá trình từ nghiên cứu đến quy chế mất gần 10 năm. Sau khi hoàn thành thống kê ban đầu, thành phố đã xác định được một số địa điểm, có thể là di tích, tòa nhà thí điểm để trùng tu. Ngôi nhà 49 Trần Hưng Đạo đã được UBND thành phố Hà Nội xác định tiềm năng làm dự án thí điểm”.

Kết hợp kinh nghiệm Pháp và tiềm lực địa phương

Khi khai trương vào tháng 01/2024, biệt thự 49 Trần Hưng Đạo khiến khách mời sững sỡ trước sự lột xác từ đống đổ nát trước đó. Công ty PRX-Việt Nam mang kiến thức, nghiên cứu lịch sử để phục dựng công trình theo nguyên mẫu với không ít khó khăn nảy sinh và cần khắc phục trong quá trình thực hiện dự án.

“Đúng là chúng tôi gặp không ít vấn đề. Ở Pháp có nhiều kinh nghiệm về kiểu trùng tu này hơn là ở Việt Nam. Ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung, có rất nhiều nhà chuyên nghiệp, giầu kinh nghiệm, về việc trùng tu những ngôi chùa bằng gỗ hoặc những bức tượng sơn mài trong chùa. Chúng tôi không hướng dẫn được gì cho họ về việc trùng tu kiến trúc truyền thống, tuy nhiên họ lại thiếu kinh nghiệm, thiếu công cụ để tiến hành trùng tu kiểu kiến trúc thời Pháp. Đây là chuyện bình thường bởi vì, dù hiện giờ di sản kiến trúc Pháp được Việt Nam chấp nhận và công nhận hoàn toàn nhưng trong quá khứ, đó vẫn là một nền văn hóa bị áp đặt nên không tiếp nhận được hết kiến thức”.

Phần thi công kỹ thuật, nguyên vật liệu được thành phố Hà Nội huy động nguồn lực địa phương. Công ty tư vấn điều chỉnh một số chi tiết kỹ thuật để thích nghi. Ông Emmanuel Cerise nêu ví dụ về ngói lợp mái, được nhập từ miền nam Pháp vào thời kỳ đầu thuộc địa. Nhưng sau đó, cả một ngành công nghiệp đất nung (gạch, ngói, gạch lát) được phát triển ở Việt Nam. Ngoài ra còn phải kể đến hạn chế về phương pháp thực hiện, chủ yếu liên quan đến chi phí hoặc năng lực.

“Việc phân tích thành phần hóa học của lớp vữa trát tường chẳng hạn, họ không nhập các vật liệu cũ từ Pháp. Có thể coi đây là một hạn chế. Ban đầu, tôi thấy hơi tiếc. Nhưng việc này lại có mặt tốt, đó là những kỹ thuật, kinh nghiệm được thực hiện trong ngôi nhà này có thể được áp dụng trong một ngôi nhà khác, đúng như ý chúng tôi muốn, đó là biến việc trùng tu biệt thự này thành một kiểu dự án thí điểm. Có nghĩa là nếu các đối tác Việt Nam muốn áp dụng kinh nghiệm sang những ngôi nhà khác, chúng tôi biết rằng họ sẽ không cần chúng tôi nữa, hoặc có thể là một chút về mặt tư vấn. Còn việc trùng tu hoàn toàn có thể được tiến hành với chi phí hợp lý, cùng với kỹ thuật và kinh nghiệm của Việt Nam”.

Tái hiện tổng thể kiến trúc Hà Nội trước năm 1954

Sự kết hợp hài hòa này tạo tiền đề, cũng như giúp Hà Nội có thể tự chủ trong những dự án tiếp theo. Danh mục chỉnh trang, bảo tồn hiện có 92 biệt thự cũ xây trước năm 1954 tại Hà Nội, gồm 30 biệt thự cũ do thành phố quản lý, 50 biệt thự cũ do Trung ương quản lý và 12 công trình kiến trúc có giá trị. Theo trang Kinh tế Đô thị ngày 07/05/2023, thành phố ưu tiên kiểm định, đánh giá chất lượng chi tiết để có phương án cải tạo, chỉnh trang 24 biệt thự cổ và 8 công trình kiến trúc đặc biệt, gồm Báo Hà Nội mới, Tháp nước Hàng Đậu, Trụ sở Công an Thành phố, Cột cờ Hà Nội, trường PTTH Phan Đình Phùng, trường THPT Chu Văn An, trường THPT Trần Phú, trường THPT Việt - Đức.

Theo ông Emmanuel Cerise, công ty PRX-Việt Nam “không hẳn là bên thúc đẩy thành phố đưa ra quyết định này” nhưng năm 2010, họ đã “trao cho thành phố Hà Nội bản thống kê di sản, một dự thảo quy định để nâng cao giá trị di sản”. Vào thời điểm đó, bản quy hoạch tổng thể “có hơn 1.400 biệt thự trong thành phố (…) nhưng tiếc là từ đó đến nay, một số biệt thự đã bị phá”. Những công trình được xây theo kiến trúc thuộc địa nằm trong quy hoạch tổng thế tái hiện cuộc sống của người Hà Nội trước năm 1954.

“Chúng ta thấy ở số 87 Mã Mây có một ngôi nhà truyền thống của thương nhân Việt Nam được trùng tu và bày hiện vật như một ngôi nhà cổ. Biệt thự nằm ở số 49 Trần Hưng Đạo nằm trong quy hoạch này để cho thấy cùng thời điểm đó, một gia đình Pháp sống như thế nào. Chúng tôi phối hợp với phía Việt Nam để cho thấy văn hóa Pháp đã được hòa quện vào văn hóa Hà Nội trong mọi mặt đời sống ra làm sao.Nhưng vấn đề này hơi phức tạp một chút vì chúng ta biết rằng ảnh hưởng đó diễn ra vào thời điểm hoàn toàn bất cân xứng : Sức mạnh thực dân Pháp thống trị đời sống thường ngày của người dân Việt Nam, thường bị bắt làm nô lệ. Ảnh hưởng đó không diễn ra trong hòa bình mà trong bối cảnh rất đặc biệt.

Phía đối tác Việt Nam của chúng tôi hiểu rất rõ, nhưng đồng thời họ cũng coi giai đoạn đó là chuyện quá khứ, và hiện giờ không nhất thiết phải chỉ trích. Người dân Việt Nam đã đánh bại sự thống trị của Pháp khi giành chiến thắng Điện Biên Phủ, buộc thực dân ra đi. Lần đầu tiên trong lịch sử quá trình thuộc địa châu Âu lại xảy ra sự kiện như vậy. Còn Việt Nam rất tự hào về chiến thắng đó và có cái nhìn không đến mức quá bi quan về thời kỳ thuộc địa bởi vì thời kỳ đó đã giúp họ thành lập một nước Việt Nam độc lập, hùng cường.

Họ cũng hiểu là có một số mặt văn hóa đã ảnh hưởng đến đời sống người Việt. Điểm này được thể hiện qua biệt thự 49 Trần Hưng Đạo về mặt kiến trúc. Có thể thấy rõ là kiến trúc Pháp đã đồng hóa hoàn toàn vào lịch sử của Hà Nội. Người Việt coi đó như một niềm tự hào vì có một nhà hát lớn, một tòa án rất đẹp, rất nhiều ngôi nhà xinh… Chúng tôi cố gắng cho thấy rằng biệt thự 49 Trần Hương Đạo không sao chép y hệt một ngôi nhà ở Pháp. Đó là một ngôi nhà Pháp được xây ở Việt Nam nên mang đặc trưng Hà Nội. Bản thân ngôi nhà đã có sự giao thoa văn hóa”.

Chính sự giao thoa văn hóa này đã góp phần tạo nên những con phố có lối kiến trúc đẹp, rợp hàng cây trên vỉa hè với những biệt thự được kết hợp giữa kiến trúc tân cổ điển Pháp, tân cổ điển châu Âu với kiến trúc của Việt Nam như mái che, mái trạm trổ, hàng hiên rộng. Sự giao thoa này còn được thể hiện trong mọi mặt đời sống, cách ăn mặc, ngôn ngữ, thậm chí là cả lĩnh vực y tế hoặc giao thông với sự xuất hiện của đường bộ, đường sắt, du nhập ô tô...

Mang tính năng mới cho những công trình cổ

Trùng tu những căn biệt thự cổ là nhằm bảo tồn sự đa dạng văn hóa này. Nhưng có một câu hỏi khiến giám đốc PRX-Việt Nam trăn trở : Trùng tu hàng trăm biệt thự như vậy để làm gì ? Biệt thự ở 49 Trần Hưng Đạo được chuyển thành trung tâm văn hóa nhưng không thể lặp lại cả trăm lần. Ông Emmanuel Cerise cho biết PRX-Việt Nam sẵn sàng làm việc với thành phố Hà Nội để tìm ra tính năng mới cho những ngôi nhà đó.

“Hiện giờ, có rất ít mô hình kinh tế để cải tạo các ngôi nhà. Một số nhà cổ đã được cải tạo để thành nhà hàng. Nhưng tôi thấy tiếc là chưa có một ngôi nhà nào được trùng tu để thành khách sạn chẳng hạn, trong khi Đà Lạt đã làm, hoặc bên cạnh một ngôi nhà được trùng tu xây thêm một ngôi nhà mới để làm khách sạn trong khi hiện giờ Hà Nội chỉ có khách sạn Métropole là khách sạn lịch sử. Còn những ngôi nhà được trùng tu và tiếp tục làm nhà ở, thì đã có nhiều căn như vậy, ví dụ ở phố Ngô Quyền có nhiều tư dinh được bảo quản, thậm chí là trùng tu. Ngoài hỗ trợ tư vấn về kỹ thuật, cũng cần có một chút hỗ trợ về mặt ý tưởng : Tại sao lại trùng tu và trùng tu để làm gì ?”

Đến Hà Nội trong thời gian này, du khách không khỏi bất ngờ, thú vị trước nhiều công trình được tu sửa thể hiện “quyết tâm gìn giữ hồn cốt di sản”, như tháp nước Hàng Đậu, nhà máy xe lửa Gia Lâm hay chiếc cổng tam quan cổ kính phía trước Nhà hát Hồ Gươm, được trùng tu theo đúng nguyên bản 78 năm trước và trên cổng vẫn giữ hàng chữ tiếng Pháp “Garde indigène” của trại lính khố xanh thời Pháp thuộc. Tất cả trở thành những điểm đến mới của du lịch Hà Nội. Những công trình này nằm trong xu hướng “công nghiệp văn hóa” mà Hà Nội đang bắt đầu nhân rộng.

  continue reading

23 επεισόδια

Όλα τα επεισόδια

×
 
Loading …

Καλώς ήλθατε στο Player FM!

Το FM Player σαρώνει τον ιστό για podcasts υψηλής ποιότητας για να απολαύσετε αυτή τη στιγμή. Είναι η καλύτερη εφαρμογή podcast και λειτουργεί σε Android, iPhone και στον ιστό. Εγγραφή για συγχρονισμό συνδρομών σε όλες τις συσκευές.

 

Οδηγός γρήγορης αναφοράς