Πηγαίνετε εκτός σύνδεσης με την εφαρμογή Player FM !
Pháp : Tổng thống Macron chọn nhà chính trị lão thành làm thủ tướng để dung hòa tả-hữu
Manage episode 438667397 series 130294
Pháp cuối cùng cũng có thủ tướng sau hơn 50 ngày chờ đợi ; Trung Quốc điều chỉnh lợi ích ở châu Phi khi thông báo đầu tư hơn 50 tỉ đô la trong vòng 3 năm ; Bất chấp chỉ trích, Mông Cổ đón tổng thống Nga để cân bằng chính sách láng giềng ; Giáo hoàng Phanxicô và chuyến tông du “đối thoại liên tôn giáo” ở Indonesia. Trên đây là một số chủ đề thời sự trong tuần của Tạp chí Thế giới Đó đây.
Pháp : Tổng thống Macron chọn nhà chính trị lão thành làm thủ tướng
Mãi 51 ngày sau cuộc bầu cử Quốc Hội trước thời hạn, nước Pháp thở phào vì có thủ tướng mới. Michel Barnier, 73 tuổi, nguyên ủy viên châu Âu phụ trách đàm phán Brexit cho phía Liên Hiệp Châu Âu năm 2016. Chức vụ thủ tướng như một cách tưởng thưởng đối với chính trị gia đã tham gia chính trường từ 50 năm, kinh qua nhiều vị trí, chức vụ, như bộ trưởng Ngoại Giao, Nông Nghiệp, dân biểu, thượng nghị sĩ, ủy viên châu Âu, nhà đàm phán… nhưng chưa bao giờ làm thủ tướng.
Ông Michel Barnier là giải pháp cuối cùng của tổng thống Macron sau khi đã phải gạt bỏ ba ứng viên tiềm năng chỉ trong ba ngày đầu tuần (Bernard Cazeneuve, Xavier Bertrand, Thierry Beaudet) vì nguy cơ chính phủ sẽ bị bỏ phiếu bất tín nhiệm. Ông Barnier cũng đáp ứng được những tiêu chí chính của tổng thống : không có tham vọng ra tranh cử tổng thống, như vậy sẽ bớt đe dọa cho tham vọng của phe tổng thống. Ông Barnier là người ủng hộ châu Âu, bảo thủ, nên có lẽ không thiên về cánh tả trong phe tổng thống, cũng không ngả về đảng Những Người Cộng Hòa (LR) hoặc đảng Tập Hợp Dân Tộc (RN).
Trong lễ chuyển giao quyền lực ngày 05/09 với người tiền nhiệm Gabriel Attal, tân thủ tướng Michel Barnier hứa “nhiều thay đổi và đoạn tuyệt”, tỏ quyết tâm “hành động nhiều hơn nói” và “nói thật” về “khoản nợ tài chính và môi trường”. Ông cũng cam kết với người tiền nhiệm tiếp tục đặt “trường học” làm ưu tiên, cũng như những chủ đề khác : an ninh, di dân, việc làm và sức mua... Thách thức đầu tiên của tân thủ tướng là thành lập nội các, tiếp theo là đưa ngân sách 2025 ra thông qua ở Quốc Hội.
Cánh hữu và cực hữu Pháp chúc mừng tân thủ tướng. Liên minh cánh tả Mặt Trận Bình Dân Mới (NFP) tiếp tục bày tỏ phẫn nộ vì họ nhận được nhiều số phiếu nhất trong cuộc bầu cử Quốc Hội. Tuy nhiên, Lucie Castets, ứng viên được NFP đề cử đã bị tổng thống Macron gạt vì hai đảng LR và RN khẳng định sẽ bỏ phiếu bất tín nhiệm.
Jean-Claude Juncker : Barnier là người thích hợp nhất cho vai trò thủ tướng
Trả lời phỏng vấn AFP, cựu chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker xúc động sau khi được biết ông Michel Barnier trở thành thủ tướng Pháp. Ông ca ngợi “người bạn”, cũng từng là đối thủ, “có khả năng lắng nghe hơn hẳn những người khác và ông biết cách nói với người khác để thuyết phục họ. Phải nói rằng đó là người được chuẩn bị “tối ưu” cho vai trò thủ tướng”.
Cựu thủ tướng Luxembourg khẳng định Michel Barnier là “một người trung hữu”, chứ “không phải là thuần cánh hữu và cứng rắn” như một số bình luận. Ông cũng ca ngợi Michel Barnier “biết mọi vấn đề, mọi ẩn khuất, biết tất cả các nhân vật chủ chốt, những tác nhân quan trọng ở châu Âu”. Trước những thách thức đang chờ tân thủ tướng trong thời gian tới, có lẽ tân thủ tướng Pháp sẽ cần tới lời khuyên “giữ bình tĩnh !” của cựu chủ tịch Ủy Ban Châu Âu.
Trung Quốc điều chỉnh lợi ích ở châu Phi
Cuộc họp thượng đỉnh trong hai ngày 05-06/09 của Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc-Châu Phi (FOCAC) là cơ hội để Bắc Kinh nối lại quan hệ với châu Phi, phần nào bị sao nhãng trong lúc Trung Quốc đóng cửa chống dịch Covid-19. Để gây ấn tượng với các đối tác, chủ tịch Tập Cận Bình thông báo Bắc Kinh sẽ đầu tư 50,7 tỉ đô la trong ba năm tới.
Trả lời chương trình Afrique Midi đài RFI ngày 05/09, nhà Trung Quốc học Jean-Pierre Cabestan tại viện Asia Centre Paris, phân tích chi tiết số tiền này :
“Tôi cho rằng Trung Quốc muốn cho thấy là họ vẫn cam kết ở châu Phi. Và khoản tiền 50 tỉ đô la, nằm ở giữa số tiền 40 tỉ đô la được hứa tại diễn đàn ở Dakar năm 2021 và 60 tỉ ở diễn đàn được tổ chức tại Trung Quốc cách đây 6 năm. Bây giờ phải nhìn một chút vào chi tiết ngân sách đó, bởi vì phần lớn số tiền đó, 30 tỉ trên 50 tỉ đô la được cấp dưới dạng vay. Đó vẫn là cách chủ yếu để Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng ở châu Phi : chủ yếu cấp vốn cho các dự án công trình cơ sở hạ tầng. Phần còn lại - 10 tỉ đô la đầu tư cho các doanh nghiệp Trung Quốc và 10 tỉ hỗ trợ cho phát triển - có phần tăng so với những năm trước. Nhưng phải rải cho ba năm, tương đương với hơn ba tỉ đô la mỗi năm, vẫn thấp hơn con số mà các nhà viện trợ lớn như Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - OCDE, Hoa Kỳ, Pháp hoặc Đức, cung cấp cho các nước phương Nam”.
Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh đến ưu tiên những dự án đầu tư bền vững hơn, “xanh” hơn, có lợi cho cộng đồng địa phương. Sena von Kujovi, nhà phân tích chính trị Châu Phi-Trung Quốc cho văn phòng tư vấn về phát triển quốc tế Developments Reimagined, nhận định với RFI rằng không nên chỉ coi là mỗi Trung Quốc có lợi :
“Tôi nghĩ rằng không có bữa ăn nào là miễn phí cả, không có đối tác phát triển nào cam kết với châu lục mà lại không có lợi ích riêng. Kể cả Nhật Bản hoặc thượng đỉnh Hoa Kỳ-Châu Phi hoặc thượng đỉnh gần đây với Hàn Quốc luôn có lợi cho tất cả các bên và châu Phi cũng có lợi khi cam kết với Trung Quốc.
Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là lợi ích và những ưu tiên của châu Phi phải nằm trong trọng tâm các cuộc thảo luận này và theo phân tích của chúng tôi về FOCAC so với những thượng đỉnh châu Phi+1 (cùng với một đối tác) khác, chúng tôi thấy rằng FOCAC đúng là một trong những thượng đỉnh tham vấn tốt nhất, nơi mà những đề xuất của châu Phi thực sự được lắng nghe. Và bản thân FOCAC không được thành lập theo yêu cầu từ Trung Quốc, mà theo yêu cầu của các chính phủ châu Phi muốn có lập trường phối hợp hơn đối với Trung Quốc”.
Bất chấp chỉ trích, Mông Cổ đón tổng thống Nga để cân bằng chính sách láng giềng
Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ nán lại Mông Cổ một ngày 03/09 nhưng chuyến công du của ông khiến báo chí, công luận tốn nhiều giấy mực. Mông Cổ là nước tham gia Công ước Roma thành lập Tòa Hình Sự Quốc Tế - CPI. Ông Putin bị tòa án này truy nã vì bị cáo buộc bắt trẻ em Ukraina sang lãnh thổ Nga hoặc khu vực do Nga kiểm soát sau khi sáp nhập từ Ukraina.
Dù được yêu cầu, bị chỉ trích, Mông Cổ không thực thi lệnh bắt giữ “vị thượng khách”. Lý do được người phát ngôn chính phủ Mông Cổ giải thích với trang Politico ngày 03/09 là chính quyền Ulan Bator “luôn duy trì chính sách trung lập trong mọi quan hệ ngoại giao”. Trả lời RFI, nhà nghiên cứu Antoine Maire, chuyên về Mông Cổ và là chủ tịch cơ quan Seldon Conseil, giải thích :
“Từ khi quá độ sang nền dân chủ vào thập niên 1990, chính quyền Mông Cổ phát triển một chính sách đa diện, thường được gọi là chính sách láng giềng thứ 3. Vì vậy, ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Mông Cổ vẫn là phát triển mối quan hệ tốt đẹp với Nga, với Trung Quốc. Vì vậy, chuyến thăm Mông Cổ của tổng thống Nga nằm trong khuôn khổ cách tiếp cận trấn an này. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng họ sẽ có thể tìm thêm không gian hành động và có thể thiết lập các mối quan hệ đối tác đặc quyền với các nước khác, Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản nhằm cố gắng đa dạng hóa các mối quan hệ đối ngoại và có thêm phạm vi hành động trên trường quốc tế”.
Trước chuyến công du của tổng thống Nga, người phát ngôn điện Kremlin khẳng định “không lo” về lệnh bắt giữ. Còn Mông Cổ, ngoài những lời chỉ trích ảnh hưởng đến uy tín, cũng không quá lo lắng vì không thực thi nghĩa vụ với Tòa CPI, theo giải thích của luật sư Johann Soufi, chuyên về luật hình sự quốc tế :
“Về lý thuyết, Mông Cổ có nguy cơ bị trừng phạt từ các quốc gia tham gia Quy chế Roma, có nghĩa là toàn bộ các nước thành viên của Tòa Án Hình Sự Quốc Tế - CPI. Vấn đề ở chỗ là trong lịch sử của Tòa, dù đã có nhiều vụ vi phạm, ví dụ trường hợp Nam Phi và Jordanie với tổng thống Sudan lúc đó là Al-Bachir bị CPI truy nã, nhưng cuối cùng đã không có trừng phạt nào nhắm vào những nước đó.
Về thực tiễn thì sẽ không có chuyện gì lớn từ phía các nước thành viên của Tòa CPI. Có thể có một vài nước riêng lẻ trừng phạt Mông Cổ về chính trị vì đã trao cơ hội như vậy cho tổng thống Nga Vladimir Putin”.
Giáo hoàng và chuyến tông du “đối thoại liên tôn giáo” ở Indonesia
Đông Nam Á-Thái Bình Dương là vòng tông du thứ 45 của giáo hoàng 87 tuổi. Tại Indonesia, chặng dừng chân thứ nhất, giáo hoàng Phanxicô đề cao đối thoại giữa các tôn giáo, đặc biệt là đối thoại Hồi Giáo-Công Giáo. Sự kiện đặc biệt là “Tuyên bố chung Istiqlal” được giáo hoàng Phanxicô và đại giáo sĩ Nasaruddin Umar ký ngày 05/09 tại Jakarta để kêu gọi chống việc “lợi dụng tôn giáo” kích động xung đột và kiên quyết bảo vệ môi trường thiên nhiên.
Trả lời RFI ngày 04/09, nhà nghiên cứu François Mabille, tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia Pháp - CNRS và Trường Cao đẳng thực hành - EPHE, kiêm giám đốc Viện quan sát Địa chính trị các tôn giáo tại Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược - IRIS, nhận định :
“Giáo hoàng đã đến rất nhiều nước Hồi Giáo, trên mọi châu lục, từ Maroc đến Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Irak hay Albani. Đó là những nước có phần lớn dân cư theo đạo Hồi, chủ yếu theo hệ phái Sunni, nhưng cũng có cả hệ phái Shia. Người đứng đầu Tòa Thánh đã khởi xướng một cuộc đối thoại đặc biệt với các nhà chức trách chính trị và tôn giáo. Năm 2019, giáo hoàng Phanxicô đã ký văn kiện về tình huynh đệ nhân loại, do đó đối với ngài, đối thoại với Hồi giáo là một vấn đề vô cùng quan trọng, với mục tiêu là các tác nhân tôn giáo phải bao dung nhau.
Tại sao là Indonesia ? Bởi vì đa số dân cư ở quốc gia này theo đạo Hồi, đây là quốc gia Hồi Giáo lớn nhất thế giới và theo chủ nghĩa ôn hòa. Tuy nhiên vẫn có những căng thẳng tôn giáo ở một số khu vực tại Indonesia, đất nước vốn không đồng nhất về mặt văn hóa và tôn giáo. Điều này giải thích cho mong muốn bằng cách nào đó tăng cường lòng khoan dung giữa Hồi Giáo chiếm đại đa số dân cư và cộng đồng thiểu số Công Giáo”.
158 επεισόδια
Manage episode 438667397 series 130294
Pháp cuối cùng cũng có thủ tướng sau hơn 50 ngày chờ đợi ; Trung Quốc điều chỉnh lợi ích ở châu Phi khi thông báo đầu tư hơn 50 tỉ đô la trong vòng 3 năm ; Bất chấp chỉ trích, Mông Cổ đón tổng thống Nga để cân bằng chính sách láng giềng ; Giáo hoàng Phanxicô và chuyến tông du “đối thoại liên tôn giáo” ở Indonesia. Trên đây là một số chủ đề thời sự trong tuần của Tạp chí Thế giới Đó đây.
Pháp : Tổng thống Macron chọn nhà chính trị lão thành làm thủ tướng
Mãi 51 ngày sau cuộc bầu cử Quốc Hội trước thời hạn, nước Pháp thở phào vì có thủ tướng mới. Michel Barnier, 73 tuổi, nguyên ủy viên châu Âu phụ trách đàm phán Brexit cho phía Liên Hiệp Châu Âu năm 2016. Chức vụ thủ tướng như một cách tưởng thưởng đối với chính trị gia đã tham gia chính trường từ 50 năm, kinh qua nhiều vị trí, chức vụ, như bộ trưởng Ngoại Giao, Nông Nghiệp, dân biểu, thượng nghị sĩ, ủy viên châu Âu, nhà đàm phán… nhưng chưa bao giờ làm thủ tướng.
Ông Michel Barnier là giải pháp cuối cùng của tổng thống Macron sau khi đã phải gạt bỏ ba ứng viên tiềm năng chỉ trong ba ngày đầu tuần (Bernard Cazeneuve, Xavier Bertrand, Thierry Beaudet) vì nguy cơ chính phủ sẽ bị bỏ phiếu bất tín nhiệm. Ông Barnier cũng đáp ứng được những tiêu chí chính của tổng thống : không có tham vọng ra tranh cử tổng thống, như vậy sẽ bớt đe dọa cho tham vọng của phe tổng thống. Ông Barnier là người ủng hộ châu Âu, bảo thủ, nên có lẽ không thiên về cánh tả trong phe tổng thống, cũng không ngả về đảng Những Người Cộng Hòa (LR) hoặc đảng Tập Hợp Dân Tộc (RN).
Trong lễ chuyển giao quyền lực ngày 05/09 với người tiền nhiệm Gabriel Attal, tân thủ tướng Michel Barnier hứa “nhiều thay đổi và đoạn tuyệt”, tỏ quyết tâm “hành động nhiều hơn nói” và “nói thật” về “khoản nợ tài chính và môi trường”. Ông cũng cam kết với người tiền nhiệm tiếp tục đặt “trường học” làm ưu tiên, cũng như những chủ đề khác : an ninh, di dân, việc làm và sức mua... Thách thức đầu tiên của tân thủ tướng là thành lập nội các, tiếp theo là đưa ngân sách 2025 ra thông qua ở Quốc Hội.
Cánh hữu và cực hữu Pháp chúc mừng tân thủ tướng. Liên minh cánh tả Mặt Trận Bình Dân Mới (NFP) tiếp tục bày tỏ phẫn nộ vì họ nhận được nhiều số phiếu nhất trong cuộc bầu cử Quốc Hội. Tuy nhiên, Lucie Castets, ứng viên được NFP đề cử đã bị tổng thống Macron gạt vì hai đảng LR và RN khẳng định sẽ bỏ phiếu bất tín nhiệm.
Jean-Claude Juncker : Barnier là người thích hợp nhất cho vai trò thủ tướng
Trả lời phỏng vấn AFP, cựu chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker xúc động sau khi được biết ông Michel Barnier trở thành thủ tướng Pháp. Ông ca ngợi “người bạn”, cũng từng là đối thủ, “có khả năng lắng nghe hơn hẳn những người khác và ông biết cách nói với người khác để thuyết phục họ. Phải nói rằng đó là người được chuẩn bị “tối ưu” cho vai trò thủ tướng”.
Cựu thủ tướng Luxembourg khẳng định Michel Barnier là “một người trung hữu”, chứ “không phải là thuần cánh hữu và cứng rắn” như một số bình luận. Ông cũng ca ngợi Michel Barnier “biết mọi vấn đề, mọi ẩn khuất, biết tất cả các nhân vật chủ chốt, những tác nhân quan trọng ở châu Âu”. Trước những thách thức đang chờ tân thủ tướng trong thời gian tới, có lẽ tân thủ tướng Pháp sẽ cần tới lời khuyên “giữ bình tĩnh !” của cựu chủ tịch Ủy Ban Châu Âu.
Trung Quốc điều chỉnh lợi ích ở châu Phi
Cuộc họp thượng đỉnh trong hai ngày 05-06/09 của Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc-Châu Phi (FOCAC) là cơ hội để Bắc Kinh nối lại quan hệ với châu Phi, phần nào bị sao nhãng trong lúc Trung Quốc đóng cửa chống dịch Covid-19. Để gây ấn tượng với các đối tác, chủ tịch Tập Cận Bình thông báo Bắc Kinh sẽ đầu tư 50,7 tỉ đô la trong ba năm tới.
Trả lời chương trình Afrique Midi đài RFI ngày 05/09, nhà Trung Quốc học Jean-Pierre Cabestan tại viện Asia Centre Paris, phân tích chi tiết số tiền này :
“Tôi cho rằng Trung Quốc muốn cho thấy là họ vẫn cam kết ở châu Phi. Và khoản tiền 50 tỉ đô la, nằm ở giữa số tiền 40 tỉ đô la được hứa tại diễn đàn ở Dakar năm 2021 và 60 tỉ ở diễn đàn được tổ chức tại Trung Quốc cách đây 6 năm. Bây giờ phải nhìn một chút vào chi tiết ngân sách đó, bởi vì phần lớn số tiền đó, 30 tỉ trên 50 tỉ đô la được cấp dưới dạng vay. Đó vẫn là cách chủ yếu để Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng ở châu Phi : chủ yếu cấp vốn cho các dự án công trình cơ sở hạ tầng. Phần còn lại - 10 tỉ đô la đầu tư cho các doanh nghiệp Trung Quốc và 10 tỉ hỗ trợ cho phát triển - có phần tăng so với những năm trước. Nhưng phải rải cho ba năm, tương đương với hơn ba tỉ đô la mỗi năm, vẫn thấp hơn con số mà các nhà viện trợ lớn như Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - OCDE, Hoa Kỳ, Pháp hoặc Đức, cung cấp cho các nước phương Nam”.
Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh đến ưu tiên những dự án đầu tư bền vững hơn, “xanh” hơn, có lợi cho cộng đồng địa phương. Sena von Kujovi, nhà phân tích chính trị Châu Phi-Trung Quốc cho văn phòng tư vấn về phát triển quốc tế Developments Reimagined, nhận định với RFI rằng không nên chỉ coi là mỗi Trung Quốc có lợi :
“Tôi nghĩ rằng không có bữa ăn nào là miễn phí cả, không có đối tác phát triển nào cam kết với châu lục mà lại không có lợi ích riêng. Kể cả Nhật Bản hoặc thượng đỉnh Hoa Kỳ-Châu Phi hoặc thượng đỉnh gần đây với Hàn Quốc luôn có lợi cho tất cả các bên và châu Phi cũng có lợi khi cam kết với Trung Quốc.
Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là lợi ích và những ưu tiên của châu Phi phải nằm trong trọng tâm các cuộc thảo luận này và theo phân tích của chúng tôi về FOCAC so với những thượng đỉnh châu Phi+1 (cùng với một đối tác) khác, chúng tôi thấy rằng FOCAC đúng là một trong những thượng đỉnh tham vấn tốt nhất, nơi mà những đề xuất của châu Phi thực sự được lắng nghe. Và bản thân FOCAC không được thành lập theo yêu cầu từ Trung Quốc, mà theo yêu cầu của các chính phủ châu Phi muốn có lập trường phối hợp hơn đối với Trung Quốc”.
Bất chấp chỉ trích, Mông Cổ đón tổng thống Nga để cân bằng chính sách láng giềng
Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ nán lại Mông Cổ một ngày 03/09 nhưng chuyến công du của ông khiến báo chí, công luận tốn nhiều giấy mực. Mông Cổ là nước tham gia Công ước Roma thành lập Tòa Hình Sự Quốc Tế - CPI. Ông Putin bị tòa án này truy nã vì bị cáo buộc bắt trẻ em Ukraina sang lãnh thổ Nga hoặc khu vực do Nga kiểm soát sau khi sáp nhập từ Ukraina.
Dù được yêu cầu, bị chỉ trích, Mông Cổ không thực thi lệnh bắt giữ “vị thượng khách”. Lý do được người phát ngôn chính phủ Mông Cổ giải thích với trang Politico ngày 03/09 là chính quyền Ulan Bator “luôn duy trì chính sách trung lập trong mọi quan hệ ngoại giao”. Trả lời RFI, nhà nghiên cứu Antoine Maire, chuyên về Mông Cổ và là chủ tịch cơ quan Seldon Conseil, giải thích :
“Từ khi quá độ sang nền dân chủ vào thập niên 1990, chính quyền Mông Cổ phát triển một chính sách đa diện, thường được gọi là chính sách láng giềng thứ 3. Vì vậy, ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Mông Cổ vẫn là phát triển mối quan hệ tốt đẹp với Nga, với Trung Quốc. Vì vậy, chuyến thăm Mông Cổ của tổng thống Nga nằm trong khuôn khổ cách tiếp cận trấn an này. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng họ sẽ có thể tìm thêm không gian hành động và có thể thiết lập các mối quan hệ đối tác đặc quyền với các nước khác, Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản nhằm cố gắng đa dạng hóa các mối quan hệ đối ngoại và có thêm phạm vi hành động trên trường quốc tế”.
Trước chuyến công du của tổng thống Nga, người phát ngôn điện Kremlin khẳng định “không lo” về lệnh bắt giữ. Còn Mông Cổ, ngoài những lời chỉ trích ảnh hưởng đến uy tín, cũng không quá lo lắng vì không thực thi nghĩa vụ với Tòa CPI, theo giải thích của luật sư Johann Soufi, chuyên về luật hình sự quốc tế :
“Về lý thuyết, Mông Cổ có nguy cơ bị trừng phạt từ các quốc gia tham gia Quy chế Roma, có nghĩa là toàn bộ các nước thành viên của Tòa Án Hình Sự Quốc Tế - CPI. Vấn đề ở chỗ là trong lịch sử của Tòa, dù đã có nhiều vụ vi phạm, ví dụ trường hợp Nam Phi và Jordanie với tổng thống Sudan lúc đó là Al-Bachir bị CPI truy nã, nhưng cuối cùng đã không có trừng phạt nào nhắm vào những nước đó.
Về thực tiễn thì sẽ không có chuyện gì lớn từ phía các nước thành viên của Tòa CPI. Có thể có một vài nước riêng lẻ trừng phạt Mông Cổ về chính trị vì đã trao cơ hội như vậy cho tổng thống Nga Vladimir Putin”.
Giáo hoàng và chuyến tông du “đối thoại liên tôn giáo” ở Indonesia
Đông Nam Á-Thái Bình Dương là vòng tông du thứ 45 của giáo hoàng 87 tuổi. Tại Indonesia, chặng dừng chân thứ nhất, giáo hoàng Phanxicô đề cao đối thoại giữa các tôn giáo, đặc biệt là đối thoại Hồi Giáo-Công Giáo. Sự kiện đặc biệt là “Tuyên bố chung Istiqlal” được giáo hoàng Phanxicô và đại giáo sĩ Nasaruddin Umar ký ngày 05/09 tại Jakarta để kêu gọi chống việc “lợi dụng tôn giáo” kích động xung đột và kiên quyết bảo vệ môi trường thiên nhiên.
Trả lời RFI ngày 04/09, nhà nghiên cứu François Mabille, tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia Pháp - CNRS và Trường Cao đẳng thực hành - EPHE, kiêm giám đốc Viện quan sát Địa chính trị các tôn giáo tại Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược - IRIS, nhận định :
“Giáo hoàng đã đến rất nhiều nước Hồi Giáo, trên mọi châu lục, từ Maroc đến Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Irak hay Albani. Đó là những nước có phần lớn dân cư theo đạo Hồi, chủ yếu theo hệ phái Sunni, nhưng cũng có cả hệ phái Shia. Người đứng đầu Tòa Thánh đã khởi xướng một cuộc đối thoại đặc biệt với các nhà chức trách chính trị và tôn giáo. Năm 2019, giáo hoàng Phanxicô đã ký văn kiện về tình huynh đệ nhân loại, do đó đối với ngài, đối thoại với Hồi giáo là một vấn đề vô cùng quan trọng, với mục tiêu là các tác nhân tôn giáo phải bao dung nhau.
Tại sao là Indonesia ? Bởi vì đa số dân cư ở quốc gia này theo đạo Hồi, đây là quốc gia Hồi Giáo lớn nhất thế giới và theo chủ nghĩa ôn hòa. Tuy nhiên vẫn có những căng thẳng tôn giáo ở một số khu vực tại Indonesia, đất nước vốn không đồng nhất về mặt văn hóa và tôn giáo. Điều này giải thích cho mong muốn bằng cách nào đó tăng cường lòng khoan dung giữa Hồi Giáo chiếm đại đa số dân cư và cộng đồng thiểu số Công Giáo”.
158 επεισόδια
Όλα τα επεισόδια
×Καλώς ήλθατε στο Player FM!
Το FM Player σαρώνει τον ιστό για podcasts υψηλής ποιότητας για να απολαύσετε αυτή τη στιγμή. Είναι η καλύτερη εφαρμογή podcast και λειτουργεί σε Android, iPhone και στον ιστό. Εγγραφή για συγχρονισμό συνδρομών σε όλες τις συσκευές.